Đề tài tìm mộ TK08

•Tháng Một 30, 2008 • 1 bình luận

Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87527348/Tim_mo_TK08.flv.html

Nhà ngoại cảm – tiên tri Vanga

•Tháng Một 30, 2008 • 1 bình luận

Vanga

Part 1: Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87456336/V_nga1.flv.html

Part 2: Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87456438/V_nga1.flv.html

Nhà NC Bích Hằng nói chuyện tại chùa Hoằng Pháp

•Tháng Một 30, 2008 • Gửi bình luận

Part 1: Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87463699/ngoai_cam_coi_am_1a_25Mar07.mp3.html
Part2: Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87463699/ngoai_cam_coi_am_1a_25Mar07.mp3.html

Bích Hằng tìm mộ ở chiến trường Knak – Tây Nguyên

•Tháng Một 30, 2008 • 2 bình luận

Part 1: Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87221417/knak_part01.wmv.html

Part 2: Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87264536/knak_part02.wmv.html

Part 3:Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87264334/knak_part03.wmv.html 

Bộ môn Năng lượng Sinh học

•Tháng Một 30, 2008 • 1 bình luận

Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87534929/5-bo_monnang_luong_sinh_hoc.wmv.html

Cô Năm Nghĩa gọi hồn

•Tháng Một 30, 2008 • Gửi bình luận

Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87546147/32316.flv.html

BBC-Discovery Channel- Pyshic Vietnam

•Tháng Một 30, 2008 • Gửi bình luận

Đoạn video dài 45 phút do đài truyền hình BBC và kênh Discovery thực hiện về tìm mộ liệt sỹ ở Việt Nam qua các nhà ngoại cảm. Đoạn film tập trung chính quá trình tìm mộ của một số gia đình qua 2 nhà ngoại cảm Nguyễn Khắc Bảy và cô Năm Nghĩa. Đoạn film rất hay và nhiều cảm xúc của cuộc “đoàn tụ”.
Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87268994/TimNguoiThan.net-PsychicVietnam.wmv.html

Tìm mộ Liệt Sỹ Mão

•Tháng Một 30, 2008 • 1 bình luận

1.goihon
Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87461431/goi_hon.wmv.html

2.Tim mo liet sy Mao
Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87462125/tim_mo_LS_Mao.wmv.html

Họp mặt Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người

•Tháng Một 30, 2008 • Gửi bình luận

Hằng năm, đúng vào ngày đức Táo quân chầu trời, TTNCTNCN (Center Investigation of Human Capabilities) lại họp mặt, tổng kết những đề tài đã, đang, và sẽ thực hiện để cùng nhau ôn lại những kết quả đã làm được trong năm.

Đến dự buổi họp mặt có các nhà ngoại cảm nổi tiếng Việt Nam như cô Phan Thị Bích Hằng, cô Nguyễn Thị Phương, Hoàng Thị Thiêm, anh Nguyễn Khắc Bảy, Dương Mạnh Hùng,… cùng nhiều nhà ngoại cảm khác từ nhiều nơi trên đất nước tụ họp về. Bên cạnh đó còn có nhiều nhà khoa học tham gia và phát biểu như TS-Thiếu tướng Nguyễn Chu Phát, G.S Trần Văn Hà, GS-Viện Sỹ Vũ Tuyên Hoàn, GS-Viện Sỹ Đào Vọng Đức, GS Hàn Thụy Vũ, GS Trần Phương – nguyên phó thủ tướng.. cùng nhiều nhà lãnh đạo đại diện cho chính phủ.   

1.Meeting

Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87327796/1Meeting.mp3.html

2.Q&A
Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87305382/2Q_A.mp3.html

3.Gioithieu
Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87296791/3Gthieu.mp3.html

4.HTVu
Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87301131/4HTVu.mp3.html

5.NCPhat
Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87314480/5NCPhat.mp3.html

6.PTBHang
Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87312249/6PTBHang.mp3.html

7.TPhuong
Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87308689/7TPhuong.mp3.html

8.TVHa
Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/87313782/8TVHa.mp3.html

NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN LÀM PHIM – “Tìm đồng đội” Ở NÚI NON NƯỚC

•Tháng Một 15, 2008 • Gửi bình luận

NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN LÀM PHIM
“Tìm đồng đội” Ở NÚI NON NƯỚC

Thiếu tướng, nhà văn: NGUYỄN CHU PHÁC

LTS: Hiện tượng một số người có khả năng đặc biệt trong việc tìm hài cốt đã được nhiều báo đề cập và được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Vấn đề này còn nhiều dấu hỏi. ANTG xin giới thiệu tham khảo bài viết của Phó Chủ Tịch Hội tâm lý giáo dục học Việt Nam phụ trách bộ môn Cận tâm lý thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, Thiếu tướng, nhà văn Nguyễn Chu Phác, về một hiện tượng này.

Tháng 4-1994, sau khi tìm được hài cốt của 13 liệt sĩ hy sinh từ tháng 5-1951 ở núi Non Nước, tỉnh Ninh Bình, một số cán bộ và anh chị em có khả năng đặc biệt tường thuật lại, đồng thời được đọc báo và ý kiến nhận xét của đồng chí Phó chủ tịch UBND thị xã Ninh Bình, tôi đã gặp ông Nguyễn Văn Báu, trú quán tại phường Phương Liệt, quận Đống đa Hà Nội – anh ruột liệt sĩ Nguyễn Anh Tâm (tức Tý) là người bao năm ròng đi tìm hài cốt em ruột mình, chúng tôi tìm gặp những người có khả năng đặc biệt liên quan tới tìm mộ liệt sĩ.
Tình hình lúc đó, việc tìm hài cốt liệt sĩ bằng khả năng đặc biệt không được công khai rộng rãi như bây gìơ, mặt khác, sự hiểu biết về cận tâm lý của cán bộ, nhân dân còn có mức độ. Chúng tôi quyết định làm bộ phim này với mục đích duy nhất là “lưu cất sự kiện” như người “viết lịch sử bằng điện ảnh”. Nếu không, sau này sẽ mất các hình ảnh đó. Chúng tôi hoàn toàn không có mục đích thi thố, hợăc phát hành kinh doanh, tuyên truyền. Đo đó, phim không đề tên người biên kịch, người đạo diễn, và quay phim.
Được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình ưu ái đem cuộc băng video cho tỉnh quay lên Hà Nội cho tôi mượn, lại được anh em cùng đơn vị với các liệt sĩ cho tôi mượn một cuốn băng video khác. Trung tá Duy Thành – phóng viên Truyên hình quân đội là người đã nhiều lần giúp tôi đạo diễn, quay phim một số kịch bản phim tài liệu khoa học của tôi. Tôi đổi tên phim là Tìm đồng đội vừa có tính văn học vá tình triết học, nhưng cái chính là thể hiện tình bạn chiến đấu của anh em Sư đoàn 308 qua việc tìm mộ liệt sĩ Tâm (tức Tý). Tôi nhớ tới một nhà giáo thường đọc hai câu thơ cho học trò của mình nghe:
“Cho hay tất cả đều mây nổi
Còn lại ngàn thu một chút tình”.
Chúng tôi tin tường chắc chắn rằng các liệt sĩ sẽ ủng hộ bộ phim này thành công. Khi còn học về tạm lý – giáo dục học, các thầy ở trường đại học Sư Phạm Hà Nội I thường có các dẫn chứng về cận tâm lý, về sức mạnh tưởng tuợng và về cả tâm linh, tôi rất thích thú và muốn tiếp tục thử nghiêm các vấn đề đã học. Mặt khác, những năm trước tôi có dịp khảo sát hiện tượng cháu PBH và nhóm ông TQB, TTH, NPL … nên tôi tin tưởng về sự chân thật của họ. Riêng đối với cháu PBH, tôi còn lưu nhiều cuốn băng ghi ấm để theo dõi khảo nghiệm.
Dưới đây xin đươc kể lại rất vắn tắt qua tư liệu đã giúp chúng tôi làm phim. Sự kiện thì nhiều, thời gian thì dài nhưng phim chỉ có 20-30 phút, do đó không thể nói hết được. Nhưng chúng tôi có gắng thể hiện cái tâm, cái đức của đồng đội các liệt sĩ đã không ngại tốn kém tiền bạc, không quản tuổi cao sức yếu, quyết tâm tìm bằng được hài cốt đồng đội của mình. Vì có tâm mà không có đức thì cũng không thể nào làm được việc nghĩa tình thực sự, và sẽ như:
“Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên, tứ dưới, nhất đè chữ Tâm”
Đồng đội các liệt sĩ ở đây vừa có Tâm vừa có Đức như: đại tá Tạ Doãn Địch là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 54, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308, khi chỉ huy chiến đấu rất có trách nhiệm với cấp dưới của mình, thì nay, khi chủ trì tổ chức việc tìm hài cốt đồng đội ở núi Non Nước, anh còn lăn lộn vất vả, kiên nhẫn chịu đựng hơn nhiều.
Vì sau khi diệt xong vị trí Non Nước ở sâu trong lòng địch, hôm sau địch phản kích chiếm lại. Lục lượng ta ở đó còn ít không thể giữ được, có người hy sinh rồi có thể bị giặc ném xác xuống sông trôi ra biển, có người bị vùi chung một hố, và có thể có người bị thương rồi bị bắt. Đến nay, hơn 40 năm rồi, bờ sông cáy bồi rất dày, chân núi cỏ cây mọc um tùm, vả lại lúc đó tìm hài cốt sâư dưới lòng đất bằng khả năng đặc biệt, nhiều người không tin. Nhưng đồng đội của liệt sĩ Tâm thì rất tin. Anh Trần Thịnh – nguyên là Tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 273 – tự viết giấy cam đoan chính mình đã chôn liệt sĩ Tâm tại đó để được chính quyền cho khai quật. Các anh Mai văn Luỹ, Triệu Cung, anh Hàn Thuỹ Vũ kiên nhận, vất vả hợp sức cùng làm.
Khi làm phim, chúng tôi cũng cố gắng thể hiện tấm lòng chân thật, nhiệt tình của lãnh đạo, chính quyền, cơ quan, đoàn thể từ tỉnh đến thị xã Ninh Bình, nhất là chi hội Cựu chiến binh và nhân dân địa phương. Quá nhiều người xung phong tình nguyện trực tiếp khai quật, nên phải rút thăm và mỗi phường chỉ có 3 người. Một số thanh niên thấy các bác lớn tuổi tự nguyện thay thế nhưng không được phân công.
Có một điều mà phim Tìm đồng đội không thể hiện đầy đủ, đó là cuộc trò chuyện giữa những đồng đội còn sống với nhựng chiến sĩ đã hi sunh trên 40 năm về trước, vừa cảm động, vừa lý thú. Lúc đầu, chỉ có ý định đi tìm hài cốt chính trị viên Nguyễn Anh Tâm (Tý), nhưng qua trò chuyện với liệt sĩ mà tìm được thêm 13 người.
Giáo sư Ngô Vi Thiện – nay là Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, được chứng kiến cuộc trò chuyện từ đầu đến cuối. Sau đó giáo sư cùng Đại tá Hàn Thuỵ Vũ còn tham gia tìm được hài cốt đồng đội hy sinh từ năm 1946 ở Đông Triều và các liệt sĩ ở trận đánh Phủ Thông.
Trước khi trích bản ghi chép của giáo sư Ngô Vi Thiện về cuộc nói chuyện ở núi Non Nước, tôi xin có đôi lời: Phàm ở đời, việc gì cũng vậy khi đã trở thành nhu cầu cấp thiết của con người thì lập tức có ngưòi lợi dụng nó như một thứ hàng hoá để kinh doanh, hoặc là hoang tưởng hoặc là cố tình lừa dối để lấy hàng triệu, hàng chục triệu của người cả tin. Tôi có may mắn đưoc đi khảo sát nhiều nơi, nhiuề người thì thấy người có khả năng đặc biệt thực sự rất ít. Và kể cả người được coi là có khả năng đặcbiệt thực sự cũng không phải là lúc nào cũng đúng hoặc không phải lúc nào cũng đúng 100%. Thật là vô lý, làm viết bao nhiêu điều ác, vu oan, giá hoạ cho người khác, lấy của nhà nước hàng tỷ đồng chỉ cần cúng lễ tốn vài triệu mà giải hạn được ư? Khẳng định rằng không có thánh thần nào như vậy cả ..ngoài việc chính người đó phải sám hối, và làm nhiều việc thiện. Sách cổ nhân đã dạy: “Thần hưởng lòng thành, có lòng thành mới cảm được thần. Thần cảm mình thì được, không lấy lễ lạt mà xin được. Thần không vì lễ hậu mà giáng phúc, không vì lễ bạc mà ra tai. Tất cả chỉ có dựa vào phúc đức mà thôi…”
Sau đây là bút ký của giáo sư Ngô Vi Thiện ghi về cuộc tìm hài cốt liệt sĩ núi Non Nước.
“Ngày 24 -4-1993
Khi gặp PBH, đồng chí Tạ Doãn Dịch không nói gì về nhóm ông TQB, TTH, NPL đã xác định nơi chôn tám liệt sĩ mà chỉ nhở PBH “tìm giúp mộ đồng chí Tâm và mấy liệt sĩ nữa, hy sinh trong trận Non Nước và chôn ở gần chân núi”

Sáng 25/4,.
Quay về đài liệt sĩ gần chân núi Non Nước, rồi quay xuống bờ sông. Đi ngang, đi dọc vài lần, PBH chỉ vào vị trí mà nhóm trước đã xác định, nói: “Có một chú nằm ở đây, còn một chú nằm sát ở chân núi”. PBH nói rõ cả họ tên 8 liệt sĩ, khớp với danh sách mà nhóm trước đã xác định từ ở Hà Nội và nói thêm: “Các chú không phải mỗi người một mộ mà có mộ hai chú, có mộ ba chú chân tay chen vào nhau”.
Sau khi thắp hương viếng các liệt sĩ, là cuộc trao đổi với những người đã mất, chủ yếu là với liệt sĩ Tâm. PBH nói: “Các bác cứ hỏi, các chú ấy nghe được hết. Còn các chú ấy trả lời thế nào, cháu sẽ nói lại cho các bác”. Ông Báu anh ruột liệt sĩ Tâm và đồng chí Tạ Doãn Địch trao đổi nhiều với liệt sĩ Tâm. Đồng chí Tạ Doãn Địch có ghi âm toàn bộ cuộc tiếp xúc này. Nhưng tôi nhớ mãi và suy nghĩ về ba câu nói sau đây của liệt sĩ Nguyễn Anh Tâm:
-“Đến nay là đã 41 năm 11 tháng thiếu 3 ngày, gia đình và đồng đội mới tới thăm tôi”.
Đồng chí Địch và tôi nhìn nhau. Hôm đó là ngày 25/4/1953, tính từ ngày Tâm hy sinh đến nay là đúng là 41 năm 10 tháng 27 ngày. Như vậy các đồng chí nắm ở đó đếm từng ngày! Khi hỏi đồng chí Tâm về gia đình có những ai, đồng chí trả lời đúng. Khi hỏi đồng đội có những ai? Đồng chí Tâm trả lời có đồng chí Địch tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 54 mà Tâm là chính trị viên đại đội, và đồng chì Thiện (là tôi) là bạn cũ. Tôi ngạc nhiện vì không nhớ là bạn đồng chí Tâm từ lúc nào. Đồng chí Tâm nói tiếp: “Tôi cùng học với đồng chì Thiện năm 1948 ở lớp học về Đảng (lớp Phùng Chí Kiên) do quân khu uỷ Liên khu tổ chức”. Lúc đó tôi mới nhớ ra đồng chí Tâm.
Liệt sĩ Tâm nói tiếp: “Chúng tôi là người có tên tuổi, có gia đình, có quê quán. Chiến đấu hy sinh vì Tổ Quốc, mà nay không có một phần mộ, không có một tấm bia!”.
Các liệt sĩ trách chúng tôi đã lãng quên họ. Lúc đó tôi xúc động, chảy nước mắt! Và hôm nay, khi viết lại các dòng này, nước mắt lại trào ra!
Khi ông Báu nói ý định đưa liệt sĩ Tâm về táng ở quê hương, liệt sĩ Tâm nói: “Cứ để em ở lại cùng đồng đội, anh em đã ở với nhau hơn bốn chục năm rồi, không muốn xa rời nhau!”.
Cuộc trao đổi kéo dài gần một giờ đồng hồ. Cháu PBH rất mệt, ngưòi tái nhợt, ông TQB phải “phát công trợ lực” PBH mối hồi phục, mặt hồng hào trở lại, nói năng bình thường.
Tôi hỏi ông TQB về cuộc trao đổi này, ông TQB, TTH, NPL đều theo dõi và xác mình rằng PBH nói lại đúng các lòi của đồng chí Tâm.
Cuộc đi xác định đúng vị trí phần mộ các liệt sĩ kết thúc sáng 25/4/1993”.

Một năm sau, tháng 4 năm 1994.
Theo lời của Thị uỷ và Uỷ ban nhân dân Thị xã Ninh Bình, gia đình liệt sĩ Tâm cùng các bạn chiến đấu cũ, phần lớn đã nghỉ hưu, tới thị xã Ninh Bình trưa ngày 16-4-1994. Thị uỷ và Uỷ ban nhân dân tổ chức họp mặt, có đủ các cơ quan chức năng: ban chỉ huy quân sự địa phương, công an, Thương binh – Xã hội, Tài chính, Thuỷ lợi .. và các đoàn thể: Mặt trận, Hội Cựu chiến binh … Bí thư Thị uỷ, Chủ tịch và Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã chủ trì cuộc họp mặt.
12h trưa, sau lễ tưởng niệm ở đài liệt sĩ là lễ khai quật ở đất bãi ven sông. Chủ tịch Mặt trận và Chỉ huy trưởng quân sự địa phương thị xã phát biểu ý kiến. Sau phút mặcniệm, việc khai quật bắt đầu.
Đến gần 18h, đã đào sâu được khoảng 2m trên diện tích 6-7m2, nhưng vẫn chưa thấy gì. Trời xẩm tối. Nhiều người hoài nghi: trong chiến đấu ai lại đào sâu đến vậy để chôn tử sĩ?
Nhóm ông TQb cho biết, các liệt sĩ bảo: “Đào đúng chỗ rồi. Nhưng vì là ven sông, đất bồi hơn bốn mươi năm nên hài cốt ở sâu như vậy; Còn phải đào hơn một mét nnữa, cứ đào như tốc độ vừa qua thì khoảng 9h tối sẽ gặp”.
Mọi người phải tạm nghỉ để chuẩn bị cho việc đào tiếp. Chúng tôi cũng vè ăn cơm chiều và nghỉ ngơi đôi chút. Ở Hà Nội đi từ sáng tới dự họp ra hiện trường ngay, đến lúc này ai nấy đều thấy mệt mỏi và cũng lo lắng. Theo các cháu TTH, NPL và ông TQB thì lúc gần đến hài cốt thấy liệt sĩ Tâm bắt nhịp cho các đồng đội mình ở dưới đó hát bài: “Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi ..”
Đến gần 9h tối, chúng tôi còn đang nghỉ ở nhà khách của cơ quan quân sự địa phương tỉnh thì được thông báo là phát hiện ra những mảnh xương đầu tiên. Mừng quá chúng tôi vội vàng tới ngay hiện trường. Lúc đó đã đào sâu tới hơn 3m. Dưới hố lấp xấp nước vì đã thấp hơn mực nước ngoài sông, thấy có nhiều mảnh xương vụn, đen bóng. Theo kinh nghiệm dân gian, anh em đổ rượu xuống, các mảnh xương nổi lên. Việc đào bới tiếp tục một cách thận trọng, nhẹ nhàng.
Các mảnh xương được rửa sạch, nhóm ông TQB, TTH, NPL cho biết đấy là chôn chung 2 đồng chí Tâm và Chính. Với sự hướng dẫn của ông TQB, hai cháu TTH, NPL xem từng mảnh xương phân chia di cốt hai đồng chí; nhưng có mảnh 2 cháu không nhìn mà nói ngay: Của chú Tâm, của chú Chính không phải”. Tôi hỏi: “Sao hai cháu không nhìn mà xác định được?” Hai cháu trả lời: “Có phải chúng cháu nhìn mà biết đâu, mà hai chú Tâm, Chính đừng ở ngay cạnh đây bảo cháu”.
Trong suốt buổi khai quật, nhân dân địa phương đến rất đông, nhưng giữ trật tự, trang nghiệm. Bộ phận rà mìn làm cẩn thận theo từng lớp đất, đề phòng bom, mìn cón sót lại từ trong chiến tranh.
Đêm hôm đó, đến hơn mưòi một giờ, thu thập xong di cốt của hai đồng chí Nguyễn Văn Tý (anh Tâm) và Nguyễn Đức Chính.
Sáng 17/4, việc tìm kiếm tiếp tục, đào cách vị trí đã đào khoảng 4-5m. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch uỷ ban Nhân dân tỉnh tới thămvà nghe đồng chí Chủ tịch thị xã báo cáo tình hình.
Đến quá trưa, đào hai hố mỗi hố rộng và sâu chừng hơn 3 met, thấy di cốt của năm đồng chí nữa. Các liệt sĩ tự xưng danh là Trần Văn Tuấn, Trần Văn Chất, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Văn Nghĩa.
Trong quá trình đào tại ở bãi đất ven sông nhóm ông TQB, TTH, NPL cho biết đồng chí Đinh Văn Tánh nói:
“Tôi là người đầu tiên đi đón các người đén chỗ bạn tôi, sao chưa tìm tôi ở chân núi”. Ông TQB, TTH, NPL vào khu vực sát núi, xác định chỗ liệt sĩ Tánh ở một hẻm núi cây cối dây leo um tùm, phải phát cây mới vào được. Nhóm ông TQB, TTH, NPL nói lại lời của một liệt sĩ rằng còn năm liệt sĩ nữa cũng nằm ở bãi ven sông.
1. Nguyễn Duy Phong (Hà Đông)
2. Đặng Chiến Thắng (Sơn Tây)
3. Nguyễn Văn Thanh (Thái Bình)
4. Dương A Xoéng (Hoà Bình)
5. Lý Văn Quang
Trời đã về chiều. Công việc tạm dừng đễ làm lễ truy điệu bảy liệt sĩ và đưa về nghĩa trang, di cốt các liệt sĩ được đặt trong bảy chiếc tiểu, có ghi tên và quê quán, trên phủ quân kì. Đội danh dự mặc lễ phục trắng chỉnh tề, bồng súng đứng hai bên. Các đồng chí bí thư, chủ tịch tỉnh và thị xã cũng đại diện các cơ quan chức năng, gia đình và bạn chiến đấu, cùng đông đảo nhân dân địa phương đến dự lễ.
Chủ tịch mặt trận thị xã đọc lời truy điệu. Đồng chí Hoàng Thế Dũng nguyên chính uỷ trung đoàn 102 đánh địch ở khu vực này trong chiến dịch Hà Nam Ninh, thay mặt anh em cựu chiến binh Trung đoàn đọc lời cảm ơn. Sau đó đưa các liệt sĩ về an táng theo đúng nghi thức quân đội tại nghĩa trang liệt sĩ.
Ngày 18/2 công việc đào tìm kiếm tiếp tục. Bắt đầu là khuvực sát chân núi để tìm đồng chí Đinh Văn Tánh. Việc đào rất khó khăn. Khu vực chật hẹp, đất lẫn nhiều đá, có dây thép gai. Đào gần một mét thấy một tảng đá to. Anh em dừng tay, cho rằng không thể có hài cốt ở dưới. Hai cháu TTH và NPL trao đổi với liệt sĩ tánh và nói lại rằng chú Tánh bảo: “Chú nằm ngày dưới tảng đá này:. Anh em phải dùng xà beng đẩy dần tảng đá lớn dài gần 1m, ngag và dày 30-40cm. Bẩy đuôi tảng đá đi, chỉ đào thêm một ít là thấy di cốt của liệt sĩ Tánh, xương cốt còn nhiều, nguyên vẹn hơn, tuy một số xương bị gẫy do đá đè, nhưng không vụn nát như các đồng chí lịêt sĩ nằm ven sông bị ngăm nước lợ. Cùng với các mảnh xương, còn có lưỡi lê và ít vỏ đạn. Có thể đồng chí Tánh hy sinh ở đây, địch phát hiện, đẩy đá và đất xuống để vùi lấp, chứ không phải là được đồng đội chôn như các đồng chí khác.
Ở ven sông, việc khai quật cũng tiếp tục suốt buổi sáng đến xế chiều và tìm thấy di cốt cả năm liệt sẽ do họ tự xưng danh là: Nguyễn Duy Phong, Đặng Chiến Thắng, Nguyễn Văn Thanh, Dương A Xoéng, Lý Văn Quang.
Sau lễ qui tụ hài cốt 13 liệt sĩ về nghãi trang, trừ liệt sĩ Nguyễn Văn Tý (Anh Tâm) có gia đình tham gia từ đầu, còn mười hai liệt sĩ mới có tên, họ và quê hương do chính các liệt sĩ cho biết, được các bạn đồng đội xác mình nhưng chính xác đến đâu.
Liệt sĩ Nguyễn Văn Chính và Đinh Văn Tánh cho biết địa chỉ của người thân còn ở Hải Phòng. Đầu tháng 6, đồng chí Phan Đức Ánh, Chủ Tịch thị xã Ninh Bình, đi dự hội nghị ở Quảng Ninh, tiện đường qua Hải Phòng đã đến các địa chỉ do liệt sĩ Tánh và Chính thông tin và gặp đúng người thân của 2 liệt sĩ. Những người đã mất đã chỉ cho người còn sống tìm thấy thân nhân của mình…
Gần đây, chúng tôi được tin là có mười gia đình đến nhận mộ của mười liệt sĩ, trong đó có con gái đồng chí Lý Văn Quang.
Việc chúng tôi làm phim Tìm đồng đội tìm hài cốt liệt sĩ ở núi Non Nước đã gần 6 năm qua đi. Nhóm người có khả năng đặc biệt ấy đã làm việc khác, có người đã giảm khả năng, nhưng có người khả năng đặc biệt vẫn tốt. Mặc dù thời gian trôi đi, nhưng nỗi nhớ thương đồng đội của cựu chiến binh chúng tôi thì không bao giờ nguôi.
Vừa qua, tôi cùng Đại tá Hàn Thuỵ Vũ và ông Trần Quan Bích đã đem cuốn băng video Tìm đồng đội đến đặt lên bàn thờ Thượng tá Duy Thanh, thắp nén hương tưởng nhớ anh, người đã góp nhiều công sức, nhiệt tình và vô tư làm nên cuốn phim Tình đồng đội.

NGUYỄN CHU PHÁC

An Ninh Thế Giới

Số 162 – Ra ngày 27/1/2000